Hiệu ứng trong các chất khí khác Thí_nghiệm_Franck_-_Hertz

Hiện tượng hoàn toàn tương tự cũng được quan sát đối với khí neon, nhưng xảy ra ở một ngưỡng hiệu điện thế khác và có thể thấy rõ bằng mắt thường: một quầng sáng sẽ xuất hiện trong vùng khí có xảy ra sự kích thích. Đó là do nguyên tử neon sau khi bị kích thích sẽ nhanh chóng chuyển về trạng thái có năng lượng thấp hơn và giải phóng ra một photon ứng với bước sóng của ánh sáng trong miền khả kiến. Để kích thích khí neon phát sáng cần tăng thế gia tốc electron lên đến xấp xỉ 19 V. Lúc này các nguyên tử neon có thể được đưa lên các trạng thái 3S ở các mức năng lượng từ 18.3 đến 18.9 eV sau đó trở về các trạng thái 2P từ 16.57 đến 16.79 eV và phát ra photon có màu đỏ, cam, vàng hay lục tùy thuộc vào bước chuyển xảy ra. Nếu bước chuyển là từ 3S2 (một trong 4 mức năng lương trong nhóm 3S) về 2P4 (một trong 10 mức năng lượng của nhóm 2P) thì photon phát ra có màu đỏ (633 nm) còn nếu là từ 3S2 về 2P10 thì photon là lục (543 nm). Vùng sáng này sẽ chuyển dần từ lưới gia tốc về phía catot khi thế gia tốc tăng lên, tới bất cứ điểm nào trong ống mà electron thu được đủ 19 eV cần thiết cho việc kích thích một nguyên tử neon lên các trạng thái 3S.Ở 38 V hai vùng sáng phân biệt có thể nhìn thấy; một ở giữa catot và lưới, và một ở ngay tại lưới gia tốc. Thế càng cao, cứ cách 19 V lại tạo ra thêm một vùng sáng nữa trong ống.